Mối quan hệ kinh tế Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc

Ngày 22 tháng 12 năm 1992, Việt NamHàn Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao.[1] Năm 2001, mối quan hệ được nâng cấp từ đối tác thông thường lên mức "quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI"[2] với sự nhất trí của Chủ tịch nước Trần Đức LươngTổng thống Kim Dae-Jung; và tiếp tục nâng cấp thành "đối tác hợp tác chiến lược" từ tháng 5 năm 2009 sau hội đàm của hai thủ tướng là Nguyễn Tấn DũngHan Seung-soo.[3] Tháng 10 năm 2009, Tổng thống Lee Myung-bak tới thăm Việt Nam, cùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ra tuyên bố chung,[4] nhất trí bắt đầu trao đổi ý kiến về việc thành lập nhóm công tác chung để nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc nhằm mở rộng hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư.[5] Thực hiện tuyên bố này, tháng 3 năm 2010, hai nước đã thành lập Nhóm Công tác chung về FTA Việt Nam – Hàn Quốc với thành phần là đại diện các cơ quan chính phủ, cơ quan nghiên cứu của hai nước với mục đích thực hiện các nghiên cứu chung về tính khả thi của việc ký kết một hiệp định thương mại tự do song phương.[6]

Trước khi có tuyên bố chung về mục tiêu xây dựng VKFTA, hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIT) lần đầu vào tháng 5 năm 1993, sau đó ký kết bổ sung tại Seoul vào ngày 15 tháng 9 năm 2003;[7] ngoài ra, với tư cách là một thành viên của ASEAN, Việt Nam và Hàn Quốc chịu sự ràng buộc của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) được ký vào tháng 1 năm 2005.[8] Theo nghiên cứu chung những năm 2010, Hàn Quốc là nước phát triển, Việt Nam là nước đang phát triển, cơ cấu sản phẩm của hai nước phần lớn có tính bổ sung cho nhau, ít cạnh tranh trực tiếp. Trước khi ký kết VKFTA, về xuất nhập khẩu: kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 500 triệu USD lên hơn 26 tỷ USD giai đoạn 1992–2014,[9] Hàn Quốc đứng thứ ba trong số 10 đối tác lớn nhất của Việt Nam năm 2014, là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.[10] Về đầu tư, trong nhiều năm liên tục, Hàn Quốc luôn là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam,[11] tiếp tục dẫn đầu với 505 dự án cấp mới, 179 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn là 7,32 tỷ USD chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam năm 2014, trước thềm VKFTA.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc //www.worldcat.org/issn/1859-2953 http://www.inas.gov.vn/658-quan-he-thuong-mai-dau-... http://vkfta.moit.gov.vn/Resources/hiepdinh.pdf http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx... https://world.moleg.go.kr/web/tl/themaLgslReadPage... https://web.archive.org/web/20150617052328/http://... https://web.archive.org/web/20161016064240/http://... https://web.archive.org/web/20191230033417/http://... https://web.archive.org/web/20201115053718/https:/... https://web.archive.org/web/20201201122414/https:/...